Mẹ bầu có làm răng được không?

Bạn đang trong giai đoạn mang bầu? Bạn có những vấn đề về răng miệng và có những câu hỏi thắc mắc về mẹ bầu có làm được răng không? Nha khoa quốc tế Tuệ Minh sẽ giải đáp thắc mắc này để các mẹ yên tâm nhé!

Điều gì xảy ra với răng miệng khi phụ nữ mang bầu?

Đầu tiên, chúng ta phải nói với nhau rằng, răng của phụ nữ khi mang thai sẽ yếu hơn bình thường. Lúc này, canxi trong cơ thể sẽ tập trung để nuôi dưỡng em bé, do đó răng có thể bị thiếu hụt canxi và kém chắc khỏe.

Phụ nữ mang thai và những vấn đề về răng miệng

Tiếp theo, trong thời gian mang thai cũng là lúc hormone trong cơ thể thay đổi, nồng độ Progesterone và Estrogen tăng lên, đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới lợi. Điều này dễ khiến vùng lợi dễ sưng, viêm và dễ phản ứng với vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng vì thế cũng yếu hơn. Mẹ bầu cần lưu ý hơn trong thời gian thai kỳ, và nếu có sử dụng thuốc hay hóa chất thì phải thông qua ý kiến ​​của bác sĩ để bảo đảm an toàn.

Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ mắc bệnh về răng hàm lượng canxi trong cơ thể liên tục thay đổi thậm chí có thể là thiếu hụt canxi. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy. Ngược lại, đối với những người phụ nữ có sức khỏe cơ địa vốn rất yếu thì khi mang bầu, lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy, khi mang bầu, người phụ nữ nên bổ sung canxi cũng vì lẽ đó.

Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể mẹ có sự thay đổi. Trong bọt nước chứa những chất chắc chắn men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng, viêm lợi. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ít hơn nên răng cũng sẽ yếu hơn so với bình thường.

Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu sinh về răng của người Mỹ tiến hành với 160 phụ nữ mang thai từ 6 đến 20 tuần cho thấy, phụ nữ mang thai nếu không được điều trị, ngăn ngừa các bệnh về răng lợi thì có nguy cơ cơ sinh non trước 35 tuần cao gấp 3 lần so với bình thường.

Việc thăm khám định kỳ, dự phòng điều trị bệnh về răng miệng ở tất cả mọi người đều mang một ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ mang bầu, điều này lại càng được chú ý. Và dưới đây là lời khuyên hữu ích để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé trong thời kỳ thai nghén, cũng là câu trả lời cho câu hỏi: “Mẹ bầu có làm răng được không?”

Vậy mẹ bầu có làm răng được không?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải phụ thuộc vào từng nhu cầu và tình trạng cụ thể để có những phương pháp tốt nhất. Nhưng có thể chắc chắn rằng, mẹ bầu có thể làm răng trong các trường hợp sau:

Khám răng định kỳ, bảo vệ sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ

Lấy cao răng

Giống như phòng khám và kiểm tra tổng quát cho sức khỏe răng miệng, lấy đặc biệt răng có vai trò rất quan trọng đối với bà bầu. Các bác sĩ nha khoa luôn đề xuất các bà bầu nên đi lấy cao răng. Như đã nói ở trên, đây là thời kỳ có nhiều biến đổi về nội tiết, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng, là thời kỳ các mảng bám (vôi răng) dễ hình thành, tích tụ. Chính vì vậy, lấy cao răng rất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong quá trình lấy cao răng, những răng sâu hoặc có nguy cơ bị sâu cũng được phát hiện sớm và được điều chỉnh kịp thời.

Như vậy, các mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện lấy cao răng nhưng tốt nhất là nên làm ở 3 tháng giữa của thai kỳ để đảm bảo an toàn và làm sạch răng.

Trám răng

Khi răng sâu (ở mức vừa phải, không gây đau), bà bầu hoàn toàn có thể thực hiện điều này để tránh tình trạng đau nhiều, sâu nặng hơn.

Điều trị tủy

Không nên, bởi quá trình này có thể cần đến các loại thuốc điều trị, điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên trong tình trạng đau nhức nặng thì nên thăm khám và nhờ bác sĩ đưa ra lời khuyên can thiệp kịp thời.

Nhổ răng

Nhổ răng cần dùng đến thuốc tê, đồng nghĩa với việc hóa chất được đưa vào cơ thể. Do đó, hầu hết các bác sĩ Sản khoa sẽ không khuyến khích hoặc có chỉ định cấm việc này trong thời gian mang bầu của người phụ nữ. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn của thai kỳ (ví dụ như ở ba tháng giữa), và có sự đồng ý của bác sĩ Sản khoa, việc nhổ răng cho thai phụ vẫn có thể thực hiện được. 

Tuy nhiên, chắc chắn một điều khi thực hiện, nha sĩ sẽ phải cân nhắc về loại thuốc tê sử dụng, hàm lượng và số lượng được phép sử dụng, đủ liều lượng và an toàn với cơ thể. Việc kê đơn thuốc sau nhổ răng cũng rất cần chú ý đến những điều trên. Đồng thời, cũng nên cân nhắc về lợi ích của việc điều trị nhổ răng (giúp giảm đau răng, tránh nhiễm trùng do răng hư hỏng gây ra) so với việc giữ lại răng hư hỏng khiến mẹ bầu đau nhức, nguy cơ nhiễm trùng. Điều này là vô cùng cần thiết, hãy đến nha sĩ thăm khám để có lời khuyên tốt nhất.

Bọc răng sứ

Có thể thực hiện sau 3 tháng đầu thai kỳ, tùy theo yêu cầu và trường hợp cụ thể.

Trồng răng Implant

Không nên, bởi cấy ghép cần chụp tia X, có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.

Nếu răng không có vấn đề gì, các mẹ chỉ cần làm sạch răng hàng ngày, khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần và luôn hỏi ý kiến ​​của các bác sĩ nha khoa trước khi quyết định điều gì, để bảo đảm có một thai kỳ với sức khỏe tốt nhất, an tâm nhất.