Có 1 sự thật không phải ai cũng biết rằng: Niềng răng không phải là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Tuy nhiên, rất nhiều người niềng răng lại cảm thấy tự ti và khó chịu khi nhận ra hơi thở của mình đang dần thay đổi và xuất hiện mùi hôi.
Nguyên nhân của tình trạng này chính là sự bùng nổ mạnh mẽ của ổ vi khuẩn phát triển trong vụn thức ăn vướng vào dây cung cũng như mắc cài niềng răng. Ngoài ra, nếu người niềng răng bị khô miệng, sâu răng, viêm họng, viêm tủy, viêm nha chu, trào ngược dạ dày hay bệnh hô hấp… thậm chí đơn giản hơn là ăn các thực phẩm nặng mùi như: Tỏi, mắm tôm, nghệ, … thì tình trạng hôi miệng sẽ càng nặng hơn.
Nếu hôi miệng phát sinh do những nguyên nhân trên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này. Sau đây là 1 số tips đơn giản mà hiệu quả để bạn thực hiện ngay tại nhà.
Cách khắc phục hôi miệng khi niềng răng đơn giản tại nhà
Nếu hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém thì bạn có thể khắc phục theo 2 hướng sau:
Chú ý hơn đến việc vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Trước hết, hãy hạn chế tối đa sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn gây hôi miệng bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách.
Chọn loại bàn chải phù hợp và chú ý chải răng cẩn thận
Bí quyết cơ bản nhất để vệ sinh răng miệng hiệu quả là chọn bàn chải phù hợp. Bạn nên chọn bàn chải có lông mềm, sợi mảnh để lông bàn chải không làm tổn thương nướu cũng như không làm mòm men răng.
Không chỉ có vậy, những chiếc bàn chải lông mềm cũng được đánh giá là dễ dàng len lỏi, luồn lách vào những khe nhỏ và hẹp giữa các răng để làm sạch hiệu quả. Ngoài ra, tốt nhất, hãy sắm cho mình 1 chiếc bàn chải chuyên dụng dành riêng cho người niềng răng bạn nhé.
Cùng với 1 chiếc bàn chải phù hợp, bạn cũng cần chú ý đến kỹ thuật chải răng. Hãy thao tác thật cẩn thận và đừng ngại tốn thời gian bởi việc chải răng khi niềng cần kỹ lưỡng và kỳ công hơn rất nhiều.
Dùng nước súc miệng có chứa flour
Kết hợp với chải răng sạch sẽ, súc miệng với nước súc miệng chứa flour cũng sẽ giúp khoang miệng của bạn thêm sạch sẽ từ đó hạn chế mùi hôi. Lưu ý: Mỗi lần súc miệng nên sử dụng từ 5 – 10ml. Bạn nên ngậm và súc miệng trong miệng khoảng 30 giây trước khi nhả ra. Ngoài ra, không nên súc tráng miệng trong 30 phút sau đó để phần thuốc còn lại có thể bám vào và bảo vệ răng tốt hơn.
Nếu súc miệng để tăng cường sức khoẻ men răng và hạn chế hôi miệng thì tốt nhất nên thực hiện ít nhất 1 lần trước khi đi ngủ. Bằng cách này, fluor trong nước súc miệng có thể phát huy tác dụng tối ưu nhất trong lúc bạn say giấc.
Ăn uống và vệ sinh răng miệng hợp lý
Kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách là chế độ ăn uống hợp lý. Bạn biết không, ăn uống khoa học cũng là cách đơn giản để hạn chế hôi miệng khi niềng răng.
Trước hết, hãy hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, nhiều màu thực phẩm – nhất là các loại nước có gas. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn những món ăn quá cứng hoặc dai vì chúng có thế ảnh hưởng đến niềng răng. Trong đó, tốt nhất không nên ăn kẹo cao su khi niềng răng vì loại kẹo này rất dễ mắc vào mắc cài.
Cuối cùng, bạn đừng quên chải răng kỹ hơn khi ăn thức ăn chứa tinh bột bởi chúng rất dễ bám lại lên răng và mắc cài gây mất vệ sinh dẫn đến hơi thở có mùi.
Áp dụng thêm 1 số phương pháp trị hôi miệng dân gian
Vệ sinh răng miệng là yếu tố cơ bản nhất để hạn chế hôi miệng. Tuy nhiên, nếu đã chú ý làm sạch răng thường xuyên nhưng mùi khó chịu vẫn còn thì bạn có thể áp dụng thêm 1 số phương pháp dân gian sau.
Súc miệng nước gừng giảm hôi miệng khi niềng răng
Tinh chất trong gừng giúp đánh bật mùi hôi trong khoang miệng khá hiệu quả. Chúng ta sẽ kết hợp 2 – 3 củ gừng tươi cắt lá với 350ml nước để đun sôi liên tục trong 5- 10 phút để thu lấy nước súc miệng. Bạn sẽ dùng nước gừng đun để nguội để súc miệng hàng ngày nhằm cải thiện hôi miệng.
Súc miệng nước lá bạc chữa hôi miệng khi niềng răng
Phương pháp này tận dụng đặc tín the mát và khả năng khử mùi rất mạnh của lá bạc hà để trị hôi miệng. Để thực hiện, bạn chỉ cần đun sôi 1 nắm bạc hà đã rửa sạch với nước rồi lọc lấy nước và để nguội. Chúng ta sẽ sử dụng nước thu được để súc miệng sau mỗi bữa ăn hàng ngày. Tốt nhất nên làm sạch răng kỹ càng trước khi súc miệng để lá bạc hà phát huy hiệu quả cao nhất.
Súc miệng nước lá ổi giảm hôi miệng khi niềng răng
Sở dĩ có thể dùng nước lá ổi để trị hôi miệng là bởi bên trong loại lá này có chứa nhiều các chất khử mùi hôi và làm sạch như: tannin, oxalic, phosphoric,… Để chuẩn bị loại nước súc miệng, bạn sẽ đun 10 – 20 lá ổi non với 300ml nước và duy trì trạng thái sôi trong 5 – 10 phút để tinh chất trong lá ổi tiết ra ngoài. Tương tự như những cách trên, chúng ta sẽ sử dụng nước đun từ lá ổi để súc miệng hàng ngày.
Súc miệng nước lá mùi tàu chữa hôi miệng khi niềng răng
Ngoài lá ổi, lá bạch hà hay gừng, bạn cũng có thể đun lá mùi tàu cắt nhỏ với 300ml để làm nước súc miệng. Sử dụng đều đặn hàng ngày sau mỗi bữa ăn, tình trạng hôi miệng hoàn toàn có thể phiên giảm đi đáng kể.
Một số bí quyết nho nhỏ trên đây mong có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng hôi miệng do niềng răng xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh kém. Tuy nhiên, nếu hôi miệng do sử dụng niềng răng kém chất lượng gây biến chất thì chưa chắc những phương pháp này đã hiệu quả. Chính vì thế, nếu muốn niềng răng thật sự hiệu quả và an toàn, hạn chế tối đa tình trạng hôi miệng và biến chứng, việc quan trọng nhất vẫn là lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, tin cậy. Với lựa chọn sáng suốt và đúng đắn, bạn có thể yên tâm và tự tin hơn rất nhiều trong hành trình tìm cho mình nụ cười tươi tắn và rạng ngời.